Hóa vàng mã vào ngày tết

Đến nay, người Tây Nguyên không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng vẫn tiến hành tục chia của cho người chết trong lễ bỏ mả, song họ không có tục làm đồ mã mà dùng chiêng ché, đồ dùng thật hàng ngày chôn theo người chết (tục chôn đồ tùy táng). Nói như thế để thấy, tục đốt là hành động mang tính nghi lễ, có cơ sở nhận thức.

mã là nghi lễ dựa trên tổ tiên có từ lâu đời của người Việt, là biểu hiện để thấy con người ở “” sống gần với .

Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (thường gọi là “23 Tết” hay Tết ông Công – ông Táo), rồi lễ cúng Tất niên tại bàn thờ gia tiên chiều 30, cúng Đêm giao thừa (sáng mồng 1 của năm mới) và kết thúc bằng lễ hóa vàng (thường vào mùng 3-5 Tết) để tạm biệt tổ tiên sau những ngày Tết đầm ấm. gắn liền với những ngày lễ này. Có thể, hiểu là một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ nhiều đời nay. Vàng mã được xem là một quan niệm về nhân sinh quan, về triết lý uống nước nhớ nguồn, về linh hồn, về thế giới tâm linh. Nghi thức như biểu hiện để hiện thực hóa quan niệm triết học về vũ trụ quan đó.

dot-vang-2

Tại sao phải hóa vàng?

Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho rằng: cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nào cho thấy thời điểm xuất hiện việc đốt vàng mã ở nước ta, nhưng chắc chắn điều này đã tồn tại từ hàng trăm năm do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Quan niệm người chết không phải là hết, chia của cho người chết ở ta cũng đã có từ rất lâu đời. Đến nay, người Tây Nguyên không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng vẫn tiến hành tục chia của cho người chết trong lễ bỏ mả, song họ không có tục làm đồ mã mà dùng chiêng ché, đồ dùng thật hàng ngày chôn theo người chết (tục chôn đồ tùy táng). Nói như thế để thấy, tục đốt vàng mã là hành động mang tính nghi lễ, có cơ sở nhận thức.

Ông cũng cho rằng, hiện nay đang tồn tại 2 quan niệm, đồ mã và đồ vàng mã. Đồ mã là khái niệm chỉ chung những đồ làm bằng giấy và có thể đốt đi được. Nó liên quan đến quan niệm, muốn người âm nhận được thì đồ lễ phải được đốt (hóa) sau khi dâng cúng, vì thế, đồ mã không thể làm bằng gỗ hay vật liệu khác. Đồ mã chính là những thứ vật dụng như nhà, xe, voi, ngựa, đồ đạc, hình nhân… bằng giấy. Còn vàng mã là những thỏi vàng, bạc hay tiền địa phủ (sau này người ta in giống như tiền thật).

Hành động đốt vàng mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội. Tín ngưỡng chính là việc người ta tin vào một lực lượng siêu nhiên, như hiện tượng linh hồn chẳng hạn. Người ta tìm mọi cách để liên hệ với cái siêu nhiên đó. Vì thế, con người đốt hương và tin rằng, những lời cầu khấn sẽ theo khói hương bay lên tới linh hồn tổ tiên, thần, Phật. Đồ vàng mã cũng vậy, dân gian quan niệm, chết không phải đã hết mà linh hồn tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào đó nên họ tư duy “trần sao âm vậy”, có nghĩa là người sống cần có gì, người âm cũng cần có cái đó. Bằng rất nhiều cách người sống cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn. Họ đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã khó có thể tách rời khỏi văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Hóa vàng mã thế nào cho đúng?

Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán.

Chúng tôi đã tìm đến một vài gia đình lâu năm có uy tín trên phố để tìm hiểu về phong tục này từ chính những người làm nghề này. Ông Đặng Hưng Quốc (số 90B ) chia sẻ: “Hóa đồ mã cho tổ tiên, thần linh cần phải xuất hiện từ chữ Tâm. Từ đời bà tôi, mẹ tôi, giờ tới tôi đã hơn 3 đời làm nghề vàng mã rồi. Nhà tôi theo kiểu cổ giữ nguyên hình thức, kích thước và khuôn in như xa xưa, và làm rất kỹ. Giờ người ta làm ẩu lắm, chúng tôi gọi là đồ mã giả nhiều khi áo chỉ có một mặt, thiếu hẳn vạt sau, tiền thì chỉ có một tờ trên, còn trong toàn là giấy bản trắng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí. Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.

Ông Quốc cho biết thêm: “Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Còn nữa, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Như vậy là không đúng!”

Hóa vàng mã có bị cấm?

Nghị định 75/2010/NĐ – CP ngày 12-7-2010 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa” chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010. Việc người dân đốt đồ vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, và nơi công cộng khác sẽ bị phạt tiền, thậm chí việc rải vàng mã trong đám tang cũng sẽ bị xử phạt theo Nghị định này đã tạo nên nhiều chiều dư luận và tốn nhiều giấy mực của báo chí.

Đáng chú ý, trong buổi họp báo công bố chính thức việc Hội Gióng nhận Danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể, do Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29-11-2010, TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Bộ VHTTDL đã khẳng định với báo giới rằng: “Tại Hội Gióng năm 2011, việc hóa vàng vẫn diễn ra bình thường. Trong thời gian tới, Nghị định 75 của Chính phủ cần được giải thích cụ thể, thậm chí là có những điều chỉnh về câu chữ để tránh hiểu nhầm. Nghị định trên được đưa ra với mục đích chấn chỉnh việc lạm dụng đốt vàng mã bừa bãi, gây lãng phí và ô nhiễm nơi công cộng, chứ không có ý “xóa sổ” phong tục hóa vàng, lễ vật để gửi gắm ước nguyện đến thế giới tâm linh.”

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, trong tín ngưỡng có một số nghi lễ cần thiết và việc ngăn cấm thực hiện là vấn đề nhạy cảm. Chẳng hạn, cho tổ tiên nhưng lại không cho thực hiện việc dâng cúng quần áo, tiền vàng vì là đồ vàng mã? Không thể bằng một Sắc lệnh mà có thể cấm ngay được những nghi lễ tín ngưỡng, vấn đề là nhận thức của con người. Theo truyền thống, việc rải vàng mã trong đám tang người chết có ý nghĩa đánh dấu đường cho linh hồn người chết trở về. Nếu đốt vàng mã trong lễ hội, chính quyền tiến hành xử phạt đã khó thì việc xử phạt hành vi rải vàng mã trong đám tang lại hết sức nhạy cảm. Dùng vàng và đồ mã khối lượng nhiều, rải vô tội vạ là hành vi đáng lên án, nhưng nếu lấy lí do làm bẩn môi trường thì không thuyết phục cho lắm.

Thay cho lời kết, xin trích dẫn ý kiến của PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Trưởng ban Di sản văn hóa phi vật thể Hội Di sản văn hóa Trung ương: “nhu cầu đi lễ và lên đồng ở các đền phủ là nhu cầu có thực để giải tỏa những vấn đề về tâm linh. Việc cấm đốt vàng mã tại đền phủ là khó có thể thực hiện được. Vấn đề chính là giúp cho người dân và cộng đồng của mình tự nhận thức và tự quản lý, điều chỉnh việc đốt vàng mã như thế nào cho hợp lý, cho hợp với thuần phong mỹ tục, hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.”

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *