Cách phóng sinh và hóa vàng sao cho đúng nhất

Chúng tôi đã cất công đi tìm kiếm sự thật cũng như “gốc tích” đằng sau tục đốt chim, cá trong dịp , của người dân. Một trong những nơi được cho đốt nhiều vàng mã nhất là các chùa lại cho kết quả đáng ngạc nhiên nhất.

Có nên làm điều này? Nếu làm thì làm như thế nào cho hợp lẽ? Đó là sự phân vân của không ít người.
Chỉ là

co-nen-dot-vang-ma-ram-thang-7-khong-1

Chúng tôi đã cất công đi tìm kiếm sự thật cũng như “gốc tích” đằng sau tục đốt vàng mã và phóng sinh chim, cá trong dịp lễ Vu Lan, Rằm tháng Bảy của người dân. Một trong những nơi được cho đốt nhiều vàng mã nhất là các chùa lại cho kết quả đáng ngạc nhiên nhất.

Đó là việc Ủy viên thư ký Hội đồng trị sự TW, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tiến sĩ Phật học, Đại đức Thích Đức Thiện, Trụ trì chùa Phật Tích (Bắc Ninh) khẳng định rằng:

“Kinh Phật không dạy Phật tử đốt nhiều mà đây là tục lệ bắt nguồn từ . Phật giáo Việt Nam mang màu sắc tinh thần của đạo Khổng, đạo Lão, đạo Mẫu và cả tín ngưỡng …, là sự pha lẫn của tất cả, nên trong chùa vẫn không thể tránh được việc đốt vàng mã. Tuy nhiên, đốt hàng mã là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên giáo lý Phật giáo chỉ hướng dẫn, giải thích để Phật tử giác ngộ bản chất mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày Rằm tháng Bảy”.

Cũng theo Đại đức Thích Đức Thiện, đi săn bắt hoặc mua bán chim thú rồi lại “phóng sinh” là làm trái với tinh thần từ bi của đạo Phật. Việc “phóng sinh” phải do thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và được làm trong hoàn cảnh ngẫu nhiên chứ không phải là dịp định sẵn như thế này. Ngoài ra, việc “phóng sinh” phải vô tư trong sáng và được thực hiện suốt quanh năm chứ không chỉ riêng trong ngày Rằm tháng Bảy.

Còn việc nhiều người, nhiều gia đình mua rất nhiều hàng mã, tiền âm phủ để đốt; mua rất nhiều chim, cá để “phóng sinh” trong dịp Rằm tháng Bảy như quan niệm của họ là để “an ủi” những vong hồn lưu lạc, không nơi nương tựa thì Đại đức Thích Đức Thiện cho rằng “đó là suy nghĩ không đúng”. Việc “đốt” và “thả” này không thể hiện được lòng hiếu thuận hay an ủi những vong hồn lưu lạc. Đại đức cho rằng người dân cần có cái nhìn đúng hơn về tục lệ này, không lạm dụng, gây lãng phí tiền của, tổn hại môi trường, biến thành mê tín dị đoan.

Các sư chỉ tụng kinh trong

Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Vu Lan là ngày dành cho chữ Hiếu, cho những ai may mắn còn có mẹ cha được hãnh diện cài lên ngực áo bông hồng đỏ thắm. Vu Lan còn là một ngày đại lễ trong Phật giáo. Đó là ngày các nhà sư cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an lạc, thái bình”.

Cũng theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ thì, với các nhà sư, công việc trong ngày Vu Lan là ngày của chư Phật hoan hỉ. Hằng năm, các sư có 3 tháng an cư về mùa hạ (ở yên một chỗ – PV) bắt đầu từ ngày 16/4 đến ngày 16/7 phải tụ tập, tụng kinh cho quốc thái dân an. Đó là dịp cầu nguyện cho các anh hùng liệt sĩ, nạn nhân chiến tranh, gia tiên các họ được siêu thoát.

Trong đó, 3 ngày từ từ 11 – 13/7, các sư tụng kinh lễ niệm cả ngày. Đến ngày Rằm tháng Bảy thì các sư làm lễ Tự Tứ (Tán Hạ) – là Lễ thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhân cách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân con người trong cuộc sống vốn biến động không ngừng. Ngày Vu Lan còn được gọi là “ngày ”. Các chư tăng chú nguyện cho những linh hồn tội lỗi, lầm lạc, tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh phát khởi thiện tâm của chính mình. Ngày lễ Vu Lan, “ngày ” có thể được coi là ngày tình thương Việt Nam vì con người, vì cuộc sống hiền hòa, an lạc, tiến bộ cho nhân loại.

Xem ra, không chỉ không nên đốt quá nhiều hàng mã hay “phóng sinh” không đúng cách mà ngay cả việc “cầu, cúng” trong dịp này, theo sự tìm hiểu của chúng tôi đó vẫn là chuyện của các nhà sư ở các chùa chiền thờ Phật. Đó là những điều mà người dân nên biết để tránh những lãng phí không đáng có.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *