Sự tích và cách thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Sống trên thiên đình quen nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên Ngài đi lang thang xin ăn khắp nơi. Một nhà kia kinh doanh buôn bán heo, gà, vịt quay ế ẩm, thấy Thần Tài vào ăn xin thì chủ nhà mời vào ăn.

Cúng Thần Tài, Ông Địa, Nguồn gốc và ý nghĩa thờ cúng

Thần tài ông địa tượng trưng cho ngũ phương ngũ thổ tài thần. Hai vị thần này thường xuyên gia hộ cho gia chủ, mang đến tài lộc, của cải mỗi khi làm việc gì như kinh doanh, buôn bán, thi cử,…
Sự tích về Thần Tài:

Chuyện kể, Thần Tài không có dưới trần gian, chỉ có ở trên trời, là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.

Trong một lần đi chơi uống say, Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá bất tỉnh, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc như kép đóng cải lương, lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên. Thấy vậy, mọi người lột sạch quận áo mũ nón của Thần Tài đem đi bán. Ngài tỉnh dậy không có quần áo trên ngừơi, do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai và đã xảy ra chuyện gì.

Sống trên thiên đình quen nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên Ngài đi lang thang xin ăn khắp nơi. Một nhà kia kinh doanh buôn bán heo, gà, vịt quay ế ẩm, thấy Thần Tài vào ăn xin thì chủ nhà mời vào ăn.

1425114501-img_7471

Thần Tài được chủ quán cho ăn nên ông ra sức cố gắng ăn rất nhiều đặc biệt ông rất thích heo, vịt quay. Điều kỳ lạ là khi ông vào quán này ăn thì không biết khách từ đâu kéo đến quán nườm nượp. Chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Sau một thời gian chủ quán đắt khách hàng, cảm thấy Thần Tài không làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống no nê, ngon lành, tòan dùng tay bốc ăn, người bốc mùi, lang thang không tắm gọi gì hết. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ hãi không dám đến ăn nữa và phần thấy hao phí đồ ăn cho kẻ ăn mày không đáng nên chủ quán đuổi ông đi.

Quán đối diện nay vắng hoe khách, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn.

Thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời Thần Tài vào quán mình ăn cho bằng được để có thể kéo khách đến ăn động, vậy nên có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Ngừơi dân thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo đã mất lúc trước, sau khi mặc lại quần áo mũ nón thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.

Từ đó, mọi người coi Thần Tài như báu vật và họ lập bàn thờ ông.

Ngày Thần Tài bay về trời chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nên mọi người chọn ngày này là ngày vía thần tài. Ngòai ngày vía chính của Thần Tài, mọi nngười vẫn chọn ngày mùng 10 hàng tháng để cúng Thần Tài cầu cho may mắn về tiền tài trong tháng và trở thành thông lệ.

Sự tích Ông Địa:

Trước đây ở Việt Nam, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông nghiệp thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu, thời tiết…Trong đó, đất có thể được xem là quan trọng, là yếu tố cấu tạo nên vạn vật, giúp người dân có cuộc sống sung túc. Vì vậy, Thần đất hay Thổ Thần (Ông Địa) là một trong những vị thần được nông dân kính trọng thờ phụng. Ông Địa là vị thần luôn bảo hộ từng thửa ruộng, từng mảnh vườn của họ.
Lễ vật cúng Thần Tài, Ông Địa:

dat-ban-tho-than-tai-dung-cach-2-phunutoday_vn

Đồ cúng thường là các món như heo vịt quay, gà luộc, hoa quả, nước … Dân gian truyền miệng Thàn Tài rất thích cua, heo quay, chuối chín vàng. Nên ngày vía Thần tài mọi người thường mua: Hoa, quả, tôm/cua, cá lóc nướng, heo quay/ vịt quay, giấy tiền vàng, rượu nước, để cúng lấy vía Thần tài, cầu xin cho việc kinh doanh buôn bán gặp nhiều may mắn, mua mau bán đắt.

Hàng ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h00-7h00 và chiều từ 6h00-7h00, mỗi lần đốt 5 cây nhang (1 cây hoặc 3 cây). Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong bình hoa

Hàng tháng thường lau chùi bàn thờ, tắm cho Thần Tài, Ông Địa hay tắm rượu (rượu pha nước). Khăn lau và tắm cho Thần Tài Ông Địa không được dùng vào việc khác .
Cách đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa:

Bàn thờ Thần Tài Ông Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Nguyên tắc là bàn thờ Thần Tài Ông Địa phải quản được sự ra vào của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngòai khi vào nhà.

Nhìn từ ngòai vào, đặt bình hoa bên tay phải, dĩa trái cây đặt bên tay trái. Nếu có Ông Cóc thì để bên trái, sáng quay Ông cóc ra, tối quay vào.
Bài khấn cúng Thần Tài, Ông Địa

“Nam mô A Di đà Phật

Nam mô A Di đà Phật

Nam mô A Di đà Phật

(vái lạy 3 cái)

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Ông Địa thương xót, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của con, thụ hưởng lễ vật phù hộ, độ trì cho chúng con: vạn sự tốt lành, gia đạo thịnh vượng, tài lộc tăng tiến… (Đoạn này tùy gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

Mọi người có thể dựa vào bài cúng Thần Tài này, thêm thông tin cần thiết của gia đình mình như tên gia chủ, địa chỉ, tuổi, ngày và làm theo đúng quy định về lễ vái.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *